5.

 

Đường Lối Mạc Khải: Nhập Thể

 

 

"Tất cả sự thật" (Jn.16:13) mà Thiên Chúa, Chủ Thể

Mạc Khải (chương một), muốn tỏ cho "tất cả mọi tạo vật" (Mk.16:15) nói chung và con người nói riêng, Đối Tượng Mạc Khải (chương hai), nhờ Thánh Linh, Tác Nhân Mạc Khải (chương ba), chính là Thực Tại Mạc Khải (chương bốn), tức là tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn "nói với chúng ta nơi Con của Ngài trong thời sau hết này" (Heb.1:2).

 

Và Chúa Kitô, Thực Tại Mạc Khải, khi Người đến, như đă được diễn giải trong xác tín 12 (trang 120-126), Người đă làm chứng về ḿnh đúng như lời Người tuyên bố: "Tôi chỉ nói điều Cha Tôi dạy Tôi thôi" (Jn.8:28), hay rơ hơn nữa: "Tôi không nói theo bản thân Tôi' không, Cha là Đấng sai Tôi đă truyền cho Tôi điều Tôi nói và cách Tôi nói. V́ Tôi biết rằng lệnh truyền của Ngài hàm chứa sự sống đời đời, nên điều ǵ Tôi nói đều được nói như Ngài đă chỉ dẫn Tôi" (Jn.12:49-50).

Nếu việc Thiên Chúa mạc khải được ngôn ngữ Thánh Kinh Tân Ước diễn tả bằng tác động "nói", "nói nơi Con của Ngài", th́ "điều" và "cách" Ngài muốn nói hay "truyền cho" Con Ngài phải nói đây chính là: "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Jn.1:14).

 

Đúng thế, "điều" Thiên Chúa "truyền cho" Con Ngài phải nói đây không ǵ khác hơn là "Lời", là "hiện thân đích thực hữu thể Cha" (Heb.1:3), là "Bản Ngă Thiên Chúa" (trang 109), "là Thiên Chúa Ngôi Con duy nhất hằng ở nơi Cha là Đấng tỏ Cha ra" (Jn.1:18). Và "cách" Thiên Chúa "truyền cho" Con Ngài phải nói đây cũng không c̣n ǵ khác hơn là "hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta":

"Tới thời điểm ấn định, Thiên Chúa đă sai Con Ngài sinh ra bởi một người nữ, sinh ra dưới lề luật, để giải thoát những ai bị lụy thuộc vào lề luật, nhờ đó chúng ta được nhận lấy thân phận làm con cái Thiên Chúa của ḿnh" (Gal.4:4).

 

Như thế, "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" thực sự là "cách" Thiên Chúa muốn cho nhân loại chúng ta được sống chính sự sống của Ngài, như con cái Ngài, khi để cho chúng ta thông phần vào bản tính Thần Linh của Ngài.

 

Sau đây là phần tŕnh bày về Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể và Mầu Nhiệm Đức Kitô Ngôi Hiệp. Cũng giống như các phần khác trong cuốn sách này, thể thức tŕnh bày mỗi vấn đề sẽ theo thứ tự như sau:

1- Xác Tín vấn đề (giáo lư).

2- Mạc Khải vấn đề (Lời Chúa).

3- Nhận Thức vấn đề (diễn giải).



 

IX- Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể  

 

Xác Tín 13 

           

            Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể là việc Thiên Chúa ở cùng chúng nhân.

 

Mạc Khải

 

"Một trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai và đặt tên cho Người là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng nhân" (Is. 7:14' Mt.1:23). 

 

Nhận Thức

 

Mạc Khải không phải chỉ là việc Thiên Chúa muốn tỏ ḿnh cho "tất cả mọi tạo vật" (Mk.16:15) nói chung và loài người nói riêng, như trường hợp sư phụ tỏ khôn ngoan của ḿnh cho môn đồ học biết, hay thần linh tỏ uy quyền của ḿnh cho nhân gian kính sợ. Mà c̣n hơn thế nữa, Mạc Khải Thần Linh chính là một liên hệ thiết nghĩa giữa Thiên Chúa và tạo vật của Ngài, ở tại việc Ngài muốn thông ban chính ḿnh cho tạo vật của Ngài nữa.

Mà "ḿnh" của Thiên Chúa đây là ǵ, nếu không phải là chính "Bản Ngă Thiên Chúa" (trang 109), tức là chính Con duy nhất của Ngài, Đấng Thiên Chúa yêu thế gian đến ban tặng cho con người để "ai tin vào Con sẽ không phải chết nhưng được sự sống đời đời" (Jn.3:16).

 

Có thể nói, theo diễn tŕnh mạc khải được Phúc Âm thuật lại, việc Thiên Chúa thông ban ḿnh (nhập thể) xẩy ra trước việc Thiên Chúa tỏ ḿnh (mạc khải) Ngài ra. Tuy nhiên, theo thực tại mạc khải, việc Thiên Chúa thông ḿnh của Ngài chính là việc Thiên Chúa tỏ ḿnh Ngài ra, hay nói ngược lại, việc Thiên Chúa tỏ ḿnh Ngài ra là việc Ngài thông ban ḿnh Ngài cho tạo vật cũng thế.

 

Đó là lư do Chúa Kitô đă tự xưng và tuyên bố với các môn đệ của Người trong bữa tiệc ly: "Thày là đường lối, là sự thật và là sự sống" (Jn.14:6). Chúa Kitô "là đường lối" Thiên Chúa muốn dùng để tỏ ḿnh Ngài ra, "là sự thật" Thiên Chúa muốn "nói với chúng ta", và đồng thời cũng "là sự sống" Thiên Chúa muốn thông ban cho tạo vật của Ngài.

 

Như thế, Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể quả thực "là đường lối" để "Thiên Chúa là sự sáng" (1Jn.1:5) chiếu tỏ "sự thật" nơi Ngài ra, như "ánh sáng chiếu trong tăm tối" (Jn.1:5), và đồng thời cũng "là đường lối" để "Thiên Chúa là Thần Linh" (Jn.4:24) thông ban "sự sống" của Ngài ra, "một sự sống chiếu soi con người" (Jn.1:4).

 

"Là đường lối" để Thiên Chúa tỏ ḿnh và thông ḿnh ra như thế, Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể đồng thời cũng chính "là đường lối" để "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Jn.4:8,16) có thể tỏ ḷng của Ngài ra: "T́nh yêu của Thiên Chúa thể hiện giữa chúng ta ở chỗ là Ngài đă sai Con duy nhất của Ngài đến với thế gian để thế gian nhờ Ngài mà có sự sống đời đời" (1Jn.4:9), nhất là, như ước nguyện của Chúa Kitô cuối bữa tiệc ly: "Để cho thế gian nhận biết rằng Cha yêu họ cũng như Cha đă yêu Con" (Jn.17:23).

 

Về phía Thiên Chúa, nếu Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể "là đường lối" để Thiên Chúa có thể tỏ ḿnh, tỏ t́nh và thông ban ḿnh ra cho tạo vật như thế, th́ về phía tạo vật, Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể cũng là "đường đến cùng Cha" (Jn.14:6), một "Thiên Chúa là ánh sáng" (1Jn.1:5), một "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Jn.4:8,16), một "Thiên Chúa là Thần Linh" (Jn.4:24).

 

Đối với riêng Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, th́ việc "hóa thành nhục thể" của Người cũng chẳng khác ǵ như việc "Người đă tự hư không hoá chính ḿnh" (Phil.2:7). Ở chỗ Người đă không muốn giữ lấy những ǵ nơi Người ngang hàng với Thiên Chúa (x.Phil.2:6), như "thân phận Thiên Chúa" (Phil.2:6) của Người, để "mặc lấy thân phận tôi đ̣i" (Phil.2:7).

 

Thật vậy, trước một Đấng "tự hư không hoá chính ḿnh" như thế, nếu không có Thánh Linh của Người "là Thần Chân Lư, Ngài sẽ hướng dẫn các con vào tất cả sự thật" (Jn.16:13), chắc chắn sẽ không một tạo vật nào có thể nhận ra Người, đúng như lời thánh Phaolô tuyên bố: "không ai có thể nói: 'Giêsu là Chúa' trừ khi ở trong Chúa Thánh Linh" (1Cor.12:3).

 

Kể cả "Con khổng long, tức con cựu xà hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian" (Rev.12:9) đi nữa. Dù đă được Thiên Chúa mạc khải cho biết Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể này (x.Rev.12:1-4 và diễn giải trang 89-90), Satan vẫn không nhận ra Người, đến nỗi đă phải ra tay cám dỗ Người trong hoang địa (x.Mk.1:13' Mt.4:10) để xem Người là ai, có phải "là Con Thiên Chúa" (Mt.4:3) không?

 

Để rồi, qua những lần hầu như đă nhận ra Người bởi đám qủi con khi chúng bị Người dùng quyền năng thần linh vô địch của Người loại trừ ra khỏi những người bị chúng ám (x.Lk.4:43, 8:28 và "Hận Thù Quyết Thắng, Cao-Bùi 1996, trang 161-162), cuối cùng, Satan vẫn không thể nào ngờ được "tên tử tội" (Jn.18:30) bị người Do Thái đ̣i đóng đanh và nhất định không xuống khỏi thập giá theo lời thách thức của họ (x.Mt.27:42' Mk.15:32) trên đồi Canvê kia lại chính là Người.

 

"Chúa Kitô là quyền năng của Thiên Chúa và là khôn ngoan của Thiên Chúa" (1Cor.1:24) sáng tỏ hơn bao giờ hết qua nước cờ vô cùng cao tay này. Thế nhưng, cho dù "chính là để phả hủy công việc của ma qủi mà Con Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra" (1Jn.3:8) như vậy, một khi chưa đến mùa gặt, kẻ thù của Thiên Chúa là ma qủi vẫn có thể gieo cỏ lùng vào ruộng của Ngài (x.Mt.13:24-30).

 

Thật vậy, cỏ lùng vực được kẻ thù của Thiên Chúa gieo chung với hạt lúa đây chính là tinh thần phản Kitô nơi những con người "chối bỏ Chúa Giêsu là Đức Kitô" (1Jn.2:22), tức chối bỏ Người là Đấng Thiên Sai, là Lời nhập thể: "Nhiều người gian manh đă xuất hiện nơi thế gian, những con người không công nhận Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt. Một con người như thế là một con người gian manh. Đó là tên phản Kitô! (2Jn.7).

Thế nhưng, theo Thánh Kinh Tân Ước, chính việc xuất hiện của thành phần phản Kitô này là dấu hiệu báo đă đến mùa gặt: "Các con nhỏ ơi, đây là giờ sau hết' như các con đă nghe thấy rằng tên phản Kitô đă đến, th́ nay đă có nhiều tên phản Kitô như vậy xuất hiện. Điều này làm cho chúng ta nắm chắc đây là giờ sau hết" (1Jn.2:18).

 

Thật ra, "giờ sau hết" đây không hẳn là thời điểm tận thế, mà đúng hơn là "thời sau hết", thời "Thiên Chúa nói với chúng ta qua Con của Ngài" (Heb.1:2), thời Thiên Chúa, sau giai đoạn sửa soạn "qua các tiên tri" (Heb.1:1) trong Cựu Ước của dân Do Thái, đă dứt khoát tỏ rơ ḿnh ra qua Lời nhập thể "là hiện thân đích thực hữu thể Cha" (Heb.1:3), mà tuyệt đỉnh của mạc khải là Tử Giá của Đức Giêsu Kitô.

 

Như thế, "thời sau hết" đây được kể từ khi Lời nhập thể, và "giờ sau hết" đây cũng được kể từ lúc đó, lúc mà người ta tỏ ra "không công nhận Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt", bắt đầu từ khi người ta "ra lệnh tàn sát tất cả mọi em trai từ hai tuổi trở xuống ở Bêlem" (Mt.2:16), sau khi "Giuse đă chỗi dậy đem con trẻ và mẹ Người sang Ai Cập ngay đêm đó" (Mt.2:14), theo như "thiên thần Chúa th́nh ĺnh hiện ra trong giấc ngủ truyền lệnh cho Giuse" (Mt.2:13).

 

Nếu việc xuất hiện của thành phần phản Kitô là dấu hiệu báo đă đến "giờ sau hết" như thế, th́ một khi tinh thần phản Kitô càng lên cao, càng mạnh mẽ, càng tràn lan, th́ càng chứng tỏ "mùa gặt" đă tới, tận thế đă gần. Trong lịch sử loài người, c̣n lúc nào hơn thời điểm kể từ thập niên 1960, nhất là vào thập niên cuối thiên niên thứ hai này, con người càng ngày lại càng tỏ ra không chấp nhận một "Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt", bằng cả những luật lệ cho phép phá thai, ly dị và giết người nhân đạo v.v., những luật lệ được ban hành theo tinh thần phản Kitô như Hêrôđê xưa đă làm.

 

Thế mà, theo mạc khải của chính Chúa Kitô, con người muốn làm sao th́ làm, muốn phản Kitô mấy cũng được, cuộc chung thẩm vẫn là và sẽ là một cuộc phán xét về đức tin vào "Chúa Giêsu Kitô sinh ra bởi xác thịt", được thể hiện 

qua tất cả những ǵ con người đối xử với nhau, nhất là với thành phần "anh em hèn mọn nhất của (Người)" (Mt.25:40,45), (như thai nhi vô tội, như bệnh nhân vô dụng, như  vợ chồng vô phúc v.v.), như là đối xử với chính Người (x.Mt.25:40,45).

 

Bởi v́, trong Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể, nhân tính của loài người đă được Thiên Tính của Lời nhập thể thần linh hóa, và tất cả những tạo vật nào mang nhân tính này, về luân lư có tội lỗi mấy đi nữa, về tâm lư có dại khờ mấy đi nữa, về thể lư có tàn tật mấy đi nữa, đều được "Người không hổ thẹn gọi họ là anh em" (Heb.2:11), v́ "Đấng thánh hiến và những ai được thánh hiến có cùng một Cha" (Heb.2:11).

Quả thật, trong Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể, nhân tính đă băng hoại theo nguyên tội của loài người đă "được tái sinh bởi trên cao" (Jn.3:3), tức "đă được rửa trong Đức Kitô" (Gal.3:27), do đó, về thân phận của con người trước mặt Thiên Chúa, "không c̣n Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ. Tất cả đều là một trong Chúa Giêsu Kitô" (Gal.3:28). Mầu Nhiệm Lời Nhập Thể này được diễn đạt nơi Mầu Nhiệm Đức Kitô Ngôi Hiệp, một mầu nhiệm được thực hiện trong ngày Mẹ Maria được sứ thần truyền tin.

 

X- Mầu Nhiệm Đức Kitô Ngôi Hiệp

 

 

Xác Tín 14 

           

            Mầu Nhiệm Đức Kitô Ngôi Hiệp là việc Thiên Chúa muốn ḥa giải mọi sự dưới đất cũng như trên trời nơi con người Đức Giêsu Kitô.

  

Mạc Khải

 

"Trẻ thánh sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa" (Lk.1:35)

  

Nhận Thức

 

"Điểm trọng yếu nhất nơi Kitô giáo nói chung và Công giáo nói riêng đó là sự thật về Đức Giêsu Kitô: Đức Giêsu Kitô là ai? Người có thực sự là 'Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống' (Mt.16:16) 'Người là Đấng đă đến trong thế gian' (Jn.11:27) không?", như chương VIII nêu lên và t́m hiểu về việc "Đức Kitô Làm Chứng Sự Thật" cho thấy đúng như xác tín 12, đó là: "Đức Giêsu Kitô thực sự là Đấng phải đến để tỏ Cha của Người ra cho nhân loại nhận biết".

 

Thật vậy, về phương diện thần học, nếu Đức Giêsu Kitô thực sự là Lời nhập thể th́ Người phải có hai bản tính, Thiên Tính và nhân tính, và hai bản tính này phải được hiệp nhất trong một Ngôi Vị làm nên "vị trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại là con người Đức Giêsu Kitô" (1Tim.2:5).

 

Việc hiệp nhất hai bản tính trong một Ngôi Vị làm nên "con người Đức Giêsu Kitô" này được gọi là Mầu Nhiệm Đức Kitô Ngôi Hiệp. Và căn cứ vào mạc khải, Giáo Hội Công Giáo tuyên xưng Mầu Nhiệm Đức Kitô Ngôi Hiệp như thế này:

 

Trước hết, v́ là Lời nhập thể, Đức Giêsu Kitô có hai bản tính, bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại. Đức Giêsu Kitô là Lời nhập thể có bản tính Thiên Chúa, v́ "từ ban đầu đă có Lời' Lời ở nơi Thiên Chúa và Lời là Thiên Chúa" (Jn.1:1). Đồng thời "Đức Giêsu Kitô là Lời nhập thể" cũng có cả bản tính nhân loại, v́ theo thời gian, "Người ở trong thế gian và nhờ Người mà thế gian được tạo thành" (Jn.1:10).

 

Sau nữa, cho dù có hai bản tính, hai bản tính này cũng chỉ làm nên một Ngôi Vị duy nhất nơi Đức Giêsu Kitô là Lời nhập thể mà thôi, chứ không phải làm nên hai ngôi vị khác nhau, ngôi vị Thiên Chúa và ngôi vị nhân loại. Bởi v́, Đức Giêsu Kitô lịch sử này không phải là một con người thuần túy được tuyệt đối và hoàn toàn thần linh hóa, hay ngược lại, Đức Giêsu Kitô lịch sử này cũng không phải chỉ là một Thiên Chúa hiện h́nh hay là một cuộc hiện h́nh của Thiên Chúa, như trường hợp điển h́nh trong Cựu Ước khi "Chúa hiện ra với Abraham... nh́n lên ông thấy 3 người đứng gần đó" (Gen.18:1,2).

 

Phải, qua Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp, Đức Giêsu Kitô thực sự là một Thiên Chúa làm người, là chính "Lời đă hóa thành nhục thể" (Jn.1:14), "tức là Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Mt.1:23). Nơi Mầu Nhiệm Đức Kitô Ngôi Hiệp, Thiên Tính và nhân tính đă thực sự kết nhiệm hôn với nhau (x.Mt.22:2) trong Ngày Truyền Tin, để, như một cặp vợ chồng, "không c̣n là hai mà chỉ là một nhục thể" (Mt.19:6).

 

Như thế, ở đây, mầu nhiệm con người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa có nam có nữ để hiệp nhất làm nên một thân thể (x.Gen.1:27,2:24 và trang 94), một lần nữa, lại càng hoàn toàn sáng tỏ và nên trọn nơi Mầu Nhiệm Đức Kitô Ngôi Hiệp là Mầu Nhiệm "Lời đă hóa thành nhục thể".

 

Thật ra, việc kết hôn của con người được dựng nên có nam có nữ tương xứng hơn với Mầu Nhiệm Đức Kitô Nhiệm Thể, tức với "mầu nhiệm cao cả ám chỉ Đức Kitô và Giáo Hội" (Eph.5:32). C̣n Mầu Nhiệm Đức Kitô Ngôi Hiệp là một mầu nhiệm phải nói là đă được tiên báo qua h́nh ảnh "con người ở một ḿnh" (Gen.2:18).

 

Thật vậy, nếu từ chính "con người ở một ḿnh" này, Thiên Chúa đă làm nên người nữ "tương xứng với con người" (Gen.2:18), đúng như con người nhận thức "đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi" (Gen.2:23), rồi đă hoan toàn "gắn bó với vợ ḿnh và cả hai trở nên một thân thể" (Gen.2:24), th́ cũng từ chính "vị trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại là con người Đức Giêsu Kitô" (1Tim.2:5) này đă xuất phát "Giáo Hội là thân thể của Người" (Eph.5:23), một thân thể, qua hiện thân tiêu biểu là các tông đồ trong bữa tiệc ly, đă được Người nhận biết và gọi "là bạn hữu" (Jn.15:14), với một nguyện ước thiết tha là "sống trong họ... để sự hiệp nhất của họ được nên trọn" (Jn.17:23).

 

Như thế, nếu Evà được phát xuất trực tiếp từ chiếc xương sườn của "con người ở một ḿnh" nói riêng và từ chính con người ở một ḿnh này nói chung, th́ Giáo Hội cũng đă được phát xuất từ nhân tính của Đức Giêsu Kitô nói riêng và từ Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp nói chung.

 

Đúng thế, sở dĩ Nhân Tính của Đức Giêsu Kitô, Lời nhập thể, có khả năng "Thần Linh phát sinh thần linh" (Jn.3:6) vô cùng cao cả như thế là v́ Nhân Tính này đă được Thiên Tính, "bởi quyền phép Thánh Linh" (Mt.1:20), chiếm hữu ngay từ giây phút thoạt đầu thai trong ḷng Trinh Nữ Maria.

 

Trong Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp, Nhân Tính của Chúa Giêsu Kitô đă được "Cha thánh hiến" (Jn.10:36) bằng việc, như sứ thần nói với Mẹ Maria: "Thánh Linh sẽ xuống trên trinh nữ và quyền phép Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ" (Lk.1:35), để "ứng nghiệm" (Lk.4:21) lời tiên tri Isaia: "Thần Chúa ngự trên Tôi nên Ngài đă xức dầu cho Tôi" (Lk.4:18' Is.61:1), Đấng được "Thần Linh đậu xuống" (Jn.1:33), đúng như thánh Gioan Tiền Hô làm chứng.

 

Do đó, Nhân Tính này mới được hiệp nhất với Thiên Tính mà làm nên một Ngôi Vị duy nhất là "con người Đức Giêsu Kitô", và mới có thể trở thành một Bí Tích Sự Sống để thông ban sự sống, đúng như Người tự nhận và tuyên bố với người Do Thái: "Bánh của Thiên Chúa từ trời xuống ban sự sống cho thế gian" (Jn.6:33) "Tôi là Bánh Sự Sống" (Jn.6:35,48).

 

Do đó, Nhân Tính của Đức Giêsu Kitô, Lời nhập thể, nhờ Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp, đă trở nên "nơi Người ở" (Jn.1:39), tức là nơi mà con người có thể đến để gặp gỡ Thiên Chúa, và cũng là nơi Thiên Chúa tỏ ḿnh cho loài người, theo đà tiến triển tương xứng của Nhân Tính Đức Giêsu Kitô: "Trẻ Giêsu càng phát triển trong khôn ngoan, tuổi đời và ân sủng trước Thiên Chúa và loài người" (Lk.2:52).

 

Do đó, việc làm nơi Nhân Tính của Đức Giêsu Kitô có một giá trị vô cùng, có một quyền linh vô song, có thể cứu được thế nhân cho khỏi tội lỗi và sự chết, v́ việc làm này không phải chỉ là việc làm thuần túy loài người, song là việc làm của Con Thiên Chúa, hay nói thẳng ra, đó là một việc làm của chính Thiên Chúa.

 

Bởi thế, không lạ ǵ Đức Giêsu Kitô đă gián tiếp nói điều này với người Do Thái (x.Jn.5:19,21), nhất là khi Người trực tiếp nói với các môn đệ của Người trong bữa tiệc ly: "Những lời Thày nói không phải tự Thày nói, mà là Cha Thày là Đấng ở trong Thày hoàn tất những công việc của Ngài. Các con hăy tin rằng Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày, hay tin nơi các việc Thày làm." (Jn.14:10-11).

 

Chính v́ Thiên Tính chiếm hữu Nhân Tính ngay từ giây phút thoạt đầu thai trong Mầu Nhiệm Đức Kitô Ngôi Hiệp như thế mà việc hiệp nhất giữa hai bản tính không bao giờ chấm dứt. Đến nỗi, dù sự chết có được phép làm cho hồn và xác về Nhân Tính của Đức Giêsu Kitô ĺa nhau đi nữa, th́ Thiên Tính vẫn ở với cả xác lẫn hồn cùng một lúc. Mà Thiên Tính th́ hằng hữu và bất diệt, do đó, Thiên Tính "sẽ không bỏ mặc linh hồn (Người) trong âm phủ, cũng không để (Người) phải chịu đựng sự hủy hoại"" (Acts 2:27,13:35' Ps.16:10), trái lại, "Thiên Chúa đă làm cho Người phục sinh" (Acts 3:15).

 

Phải, Mầu Nhiệm Đức Kitô Ngôi Hiệp đă được hoàn toàn sáng tỏ nơi cuộc phục sinh của Đức Giêsu Kitô là việc "Thiên Chúa đă vinh thăng Người" (Phil.2:9), làm "mọi miệng lưỡi tuyên xưng cho vinh quang Thiên Chúa Cha rằng ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ CHÚA" (Phil.2:11), mà người đầu tiên tuyên xưng chính là thánh tông đồ Tôma: "Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi" (Jn.20:28).

 

Như thế, nhờ Mầu Nhiệm Đức Kitô Ngôi Hiệp, Thiên Chúa chẳng những "ḥa giải mọi sự cả dưới đất cũng như trên các tầng trời" (Col.1:20), mà Ngài c̣n có thể hoàn tất dự án tối hậu của Ngài là: "Sau hết, khi mọi sự đă lụy thuộc vào Con, Người sẽ tự lụy thuộc ḿnh vào Đấng đă bắt mọi sự phải lụy thuộc Người, để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự" (1Cor.15:28).   

"Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự" đă được thể hiện ngay từ khi "Lời đă hóa thành nhục thể" (Jn.1:14), Đấng "không tự coi ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa... đă hư không hóa chính ḿnh" (Phil.2:6,7), nhất là lúc, "tuy là Con, Người cũng biết vâng phục nơi những ǵ phải chịu, để khi thành toàn, Người trở nên căn nguyên cứu rỗi cho những ai tín phục Người" (Heb.5:8-9), hầu có thể bù lại "việc xúc phạm của một người mà mọi người đă phải chết" (Rm.5:15).